Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010

Phân biệt Cá Tra và BaSa (1.1)

Theo Hệ thống thông tin toàn cầu về các giống cá (http://www.fishbase.org), họ cá tra (Pangasiidae) có 31 loài, ở VN có 13 loài, trong đó có hai loài cá vồ cờ và cá tra dầu được ghi vào sách đỏ, cấm đánh bắt.

Cá vồ cờ



Cá tra dầu:


Trên thị trường, họ cá tra có năm loại thường gặp: cá tra, cá ba sa và cá hú (nuôi), cá dứa và cá bông lau (thiên nhiên). Chúng có hình dạng giống nhau, khiến các bà nội trợ khó phân biệt.

Cá tra:









Cá ba sa:










Cá Hú








Cá Bông lau









cá dứa





Bà Phạm Thị Mười - thương lái cá nước ngọt bỏ mối chợ Bình Điền, TP.HCM, giúp chị em “xem tướng” các loài cá:

Xem đầu: đầu cá ba sa ngắn, dẹp theo chiều đứng; lỗ hõm giữa xương sọ cạn, hẹp nhưng dài; miệng nằm hơi lệch; dải răng hàm trên to rộng, nhìn thấy được khi khép miệng. Đầu cá tra to, gồ, bè ra, dẹp theo chiều ngang; lỗ hõm giữa xương sọ sâu, rộng nhưng ngắn; miệng rộng nằm ở giữa, khép miệng không lòi răng... hô. Cá hú đầu to hơi tròn, hàm dưới hơi rộng, hàm trên nhô ra.

Xem râu: họ cá tra đều có hai đôi râu. Râu hàm trên cá basa dài bằng nửa chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn, bằng 1/3 chiều dài đầu. Hai đôi râu của cá tra dài hơn, tới mắt và mang cá. Râu hàm trên cá hú dài đến vây ngực, râu hàm dưới ngắn hơn.

Xem tướng: cá basa thân ngắn, hơi dẹp hai bên, lườn tròn, bụng to, mặt lưng có màu xanh nâu nhạt, mặt bụng màu trắng. Cá tra thân dài, bụng hơi nhỏ, mặt lưng màu xanh sậm, cầm lên ngang tầm mắt thấy màu sáng bạc, lấp lánh ở sống lưng. Mình cá hú dẹp hơn, nhưng bụng cá hú to nhất, mặt lưng xám đen, mặt bụng trắng xám.

Giải phẫu: thớ thịt cá basa nhỏ, đều, có màu trắng; bụng có hai múi mỡ to, hình giống như múi bưởi, màu trắng. Thớ thịt cá tra to, mỡ không trắng; riêng cá tra nuôi hầm có mỡ màu vàng, có mùi hôi, nếu kho gừng thì mùi càng nồng hơn. Tuy nhiên, nếu cắt ra từng khoanh, rất khó phân biệt được các loài thuộc họ cá tra.

Theo bà Mười, cá ba sa hiện được nuôi rất ít, vì phải nuôi ở thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu đến sáu tháng mới thu hoạch. Trong khi cá tra nuôi được ở hạ nguồn và chỉ nuôi bốn tháng, nhưng Mỹ vẫn chấp nhận phi lê cá tra như cá basa. Riêng cá hú chưa xuất khẩu được, chỉ bán trong nước nên không được giá, mặc dù thịt cá hú và cá ba sa ngon hơn thịt cá tra nhiều.

Riêng cá bông lau và cá dứa chưa nhân giống và nuôi được, nên hiếm có ở chợ bình dân, giá cao thịt rất ngon, nên ít sợ lầm. Do đánh bắt tự nhiên, kích cỡ cá dứa và bông lau không đồng đều như các loại cá nuôi. Hình dạng và màu sắc cá dứa và bông lau rất giống nhau. Da mặt lưng màu xám nhạt, thịt và mỡ trắng tinh, đặc biệt các vây bụng, vây đuôi, vây lưng, vây ngực màu trắng, nhưng ở phía ngoài cùng có màu vàng, khác hẳn các vây cá nuôi.



[kienthuc.vn]

Phân biệt Cá Tra và BaSa

ÐẶC ÐIỂM SINH HỌC CÁ TRA VÀ CÁ BA SA


1.Phân loại
Cá tra và ba sa là hai trong số 11 loài thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được xác định ở sông Cửu long. Tài liệu phân loại gần đây nhất của tác giả W.Rainboth xếp cá tra nằm trong giống cá tra dầu. Cá tra dầu rất ít gặp ở nước ta và còn sống sót rất ít ở Thái lan và Campuchia, đã được xếp vào danh sách cá cần được bảo vệ nghiêm ngặt (sách đỏ). Cá tra và ba sa của ta cũng khác hoàn toàn với loài cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) thuộc họ Ictaluridae.

Phân loại cá tra

Bộ cá nheo Siluriformes
Họ cá tra Pangasiidae
Giống cá tra dầu Pangasianodon
Loài cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878)

Phân loại cá ba sa

Bộ cá nheo Siluriformes.
Họ cá tra Pangasiidae.
Giống cá ba sa Pangasius
Loài cá ba sa Pangasius bocourti (Sau vage 1880)

2. Phân bố

Cá tra và ba sa phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Cămpuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mekloong và Chao Phraya, cá ba sa có ở sông Chaophraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá giống tra và ba sa được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt nam, do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mê kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.

3. Hình thái, sinh lý

Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7-10 ), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15 oc, nhưng chịu nóng tới 39 oc. Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các lòai cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng.



Cá ba sa (còn gọi là cá bụng) cũng là cá da trơn, có thân dài, chiều dài chuẩn bằng 2,5 lần chiều cao thân. Ðầu cá ba sa ngắn, hơi tròn, dẹp bằng, trán rộng. Miệng hẹp, chiều rộng của miệng ít hơn 10% chiều dài chuẩn, miệng nằm hơi lệch dưới mõm. Dải răng hàm trên to và rộngvà có thể nhìn thấy khi miệng khép. Có 2 đôi râu, râu hàm trên bằng chiều dài đầu, râu mép dài tới hoặc quá gốc vây ngực. Mắt to, bụng to, lá mỡ rất lớn, phần sau thân dẹp bên, lưng và đầu màu xám xanh, bụng trắng bạc. Chiều cao của cuống đuôi hơn 7% chiều dài chuẩn.
Cá basa không có cơ quan hô hấp phụ, ngưỡng oxy cao hơn cá tra, nên chịu đựng kém ở môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp. Theo Nguyễn Tuần (2000), cá ba sa sống chủ yếu ở nước ngọt, chiụ được nước lợ nhẹ, nồng độ muối 12, chịu đựng được ở nơi nước phèn có pH >5,5. Ngưỡng nhiệt độ từ 18-400C, ngưỡng oxy tối thiểu là 1,1mg/lít. Nhìn chung sự chịu đựng của cá ba sa với môi trường khắc nghiệt không bằng cá tra, do đó cá được nuôi thương phẩm chủ yếu trong bè trên sông nước chảy

4. Ðặc điểm dinh dưỡng
- Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Ngòai ra khi khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con các lòai cá khác. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó để tránh hao hụt do ăn nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng chuyển cá ra ao ương. Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các lọai thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy.

- Cá ba sa có tính ăn tạp thiên về động vật. Hệ tiêu hóa của cá thực sự hòan chỉnh 3 ngày sau khi bắt đầu ăn thức ăn bên ngòai. Cá cũng háu ăn nhưng ít tranh mồi hơn so với cá tra. Sau khi hết noãn hoàng , cá ăn phù du động vật là chính. Trong điều kiện nuôi nhân tạo thức ăn thích hợp giai đọan đầu là ấu trùng Artemia, Moina, đạt được tỷ lệ sống tới 91-93%, trong khi dùng thức ăn nhân tạo thì tỷ lệ sống chỉ đạt 67% và tốc độ tăng trưởng cũng kém hơn. Từ ngày tuổi thứ 7 có thể chuyển sang ăn thức ăn nhân tạo. Nhu cầu protein của cá ba sa khỏang 30-40% khẩu phần, hệ số tiêu hóa protein khỏang 80-87% và hệ số tiêu hóa chất béo khá cao 90-98% (Nguyễn Tuần, 2000). Giai đoạn lớn cá cũng có khả năng thích ứng nhanh với các loại thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật và dễ kiếm như hỗn hợp tấm, cám, rau, cá vụn và phụ phẩm nông nghiệp, do đó thuận lợi cho người nuôi khi cung cấp thức ăn cho cá trong bè.

Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay nõan sào. Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu phân biệt được đực cái từ giai đọan II tuy màu sắc chưa khác nhau nhiều. Các giai đọan sau, buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứng màu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang màu trắng sữa. Hệ số thành thục của cá tra khảo sát được trong tự nhiên từ 1,76-12,94 (cá cái) và từ 0,83-2,1 (cá đực) ở cá đánh bắt tự nhiên trên sông cỡ từ 8-11kg (Nguyễn văn Trọng, 1989). Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá tra cái có thể đạt tới 19,5%. Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5-6 dương lịch, cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp thuộc địa phận Campuchia và Thái lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam. Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mêkông và Tonlesap, từ thị xã Kratie (Campuchia) trở lên đến thác Khone, nơi giáp biên giới Campuchia và Lào. Nhưng tập trung nhất từ k Kampi đến hết Koh Rongiev thuộc địa giới 2 tỉnh Kratie và Stung Treng. Tại đây có thể bắt được những cá tra nặng tới 15 kg với buồng trứng đã thành thục. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của loài cây sống ven sông Gimenila asiatica, sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột và trôi về hạ nguồn. Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục 1-3 lần trong một năm. Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá gọi là sức sinh sản tuyệt đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản tương đối có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra tương đối nhỏ và có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1mm. Sau khi đẻ ra và hút nước đường kính trứng khi trương nước có thể tới 1,5-1,6mm. 6.2- Cá ba sa Cá ba sa thành thục ở tuổi 3+ - 4. Trong tự nhiên vào mùa sinh sản (tháng 3-4 hằng năm) cá ba sa cũng ngược dòng tìm các bãi đẻ thích hợp và đẻ trứng như cá tra. Cũng như cá tra, cá ba sa không có cơ quan sinh dục phụ nên cũng khó phân biệt cá đực cái khi nhìn hình dạng ngoài. Khi cá đã ở giai đọan thành thục có thể phân biệt bằng cách vuốt tinh dịch cá đực và thăm trứng cá cái. Hệ số thành thục của cá (nuôi vỗ trong ao và bè) đạt 2,72 - 6,2%, sức sinh sản tuyệt đối đạt tới 67.000 trứng (cá 7 kg), đường kính trứng từ 1,6-1,8 mm. Trứng cá ba sa cũng có tính dính như trứng cá tra. Mùa vụ sinh sản cá ba sa ngoài tự nhiên có tính chu kỳ rõ rệt. Vào tháng 8, sau khi kết thúc mùa sinh sản, tiếp theo là quá trình thoái hoá và cơ thể sẽ hấp thu những sản phẩm sinh dục còn sót lại, buồng trứng chỉ còn là các nang rỗng và vào những tháng cuối năm trở về giai đọan II. Các tháng tiếp theo sau đó là quá trình hình thành các hạt trứng mới, buồng trứng tăng dần kích thước và đạt lớn nhất vào tháng 4-5 năm sau. Vào tháng 6-7, đường kính trứng đạt 1,5-1,7mm và cá bước vào thời kỳ sinh sản khi đường kính trứng đạt 1,8-2mm. Từ tháng 7 trở đi là thời kỳ cá đẻ trứng. Trong nuôi vỗ sinh sản nhân tạo, mùa vụ thành thục và đẻ của cá ba sa thường sớm hơn trong tự nhiên từ 2-3 tháng, ca thành thục và bước vào mùa vụ sinh sản nhân tạo từ tháng 3 và kéo dài đến tháng 7, tập trung vào tháng 4-5.
[ Agriviet.com]

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2010

Châu Đốc

Châu Đốc là thị xã vùng biên giới của tỉnh An Giang, là trung tâm văn hoá, thương mại dịch vụ thứ 2 của tỉnh, sau thành phố Long Xuyên, cách Long Xuyên 54 km theo quốc lộ 91. Đông Bắc giáp huyện An Phú. Tây Bắc giáp Campuchia. Sông Hậu chảy ở phía Đông ngăn cách với huyện Phú Tân. Phía Tây giáp huyện Tịnh Biên. Phía Nam giáp huyện Châu Phú.


Về đơn vị hành chánh, thị xã bao gồm 4 phường: Châu Phú A, Châu Phú B, Vĩnh Mỹ, Núi Sam và 3 xã: Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Châu.

Thị xã Châu Đốc là trung tâm du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long. Châu Đốc có khu danh thắng núi Sam, với nhiều di tích văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó có miếu Bà Chúa Xứ. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được tổ chức hằng năm thu hút đông đảo du khách đến tham quan, cúng bái. Vùng đất giàu truyền thống này từng ghi đậm dấu ấn của các danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Thoại… những bậc tiền hiền có công khai phá, mở mang bờ cõi; giữ vững biên cương.

Điều kiện tự nhiên
Vị trí
Châu Đốc có vị trí địa lý khá đặc biệt, nằm ở ngã ba sông, nơi sông Hậu và sông Châu Đốc gặp nhau, giữa 3 cửa khẩu kinh tế sầm uất là: cửa khẩu Tịnh Biên, cửa khẩu Khánh Bình – huyện An Phú, cửa khẩu Vĩnh Xương – huyện Tân Châu. Từ vị trí này, thị xã Châu Đốc được xem là cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh An Giang và vùng đồng bằng sông Cửu Long, là nơi tập trung hàng hoá buôn bán với Campuchia qua cả hai đường thủy và bộ.

Địa hình
Thị xã Châu Đốc thuộc vùng đồng bằng của tỉnh An Giang, do phù sa sông Hậu bồi đắp. Địa hình thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ở trung tâm có núi Sam đột khởi lên giữa đồng bằng tạo nên cảnh quan độc đáo. Phía Đông có sông Châu Đốc và sông Hậu chảy theo chiều Bắc Nam. Phía Tây có kênh Vĩnh Tế, chạy song song với biên giới Campuchia, nối liền với thị xã Hà Tiên. Địa hình chia cắt bởi các kênh rạch ngang dọc.

Thủy văn
Chế độ thủy văn ở Châu Đốc chủ yếu là bán nhật triều, số ngày có chế độ nhật triều trong tháng hầu như không đáng kể. Cứ khoảng nửa tháng có 3 - 5 ngày triều cường, sau đó triều giảm dần kéo dài khoảng 5 - 6 ngày, tiếp đó là 3 - 5 ngày triều lên, xuống rất yếu gọi là kỳ nước kém. Các kỳ con nước ở đây lặp lại một cách tuần hoàn nhưng khác nhau về cường độ. Trong một năm, biên độ triều của các trạm ven sông Hậu có những biến động mạnh mẽ. Vào mùa kiệt, biên độ triều tăng dần và đạt trị số lớn nhất vào tháng 4 hoặc tháng 5. Tiếp đó mùa lũ về, nước sông lên, biên độ triều giảm và đạt trị số nhỏ nhất vào tháng 9 hoặc tháng 10. Hằng năm từ tháng 7 đến tháng 11 là mùa nước nổi.

Di tích


Miếu Bà Chúa Xứ
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Chùa Tây An
Chùa Hang
Đình Vĩnh Tế
Đình Châu Phú
Đình Vĩnh Ngươn
Nhà cổ Lê Công

Danh thắng
Núi Sam
Kênh Vĩnh Tế

Đặc sản

Ngoài những di tích thắng cảnh, từ lâu Châu Đốc còn được biết đến như là một "Vương quốc mắm" của miền Tây. Đây là nơi sản xuất các loại mắm cá hàng đầu ở miền Nam với số lượng thành phẩm mỗi năm lên đến hàng trăm ngàn tấn. Mắm có một phong vị rất riêng trong nền văn hoá ẩm thực của người dân Nam Bộ.

Châu Đốc nằm ở ngã ba sông Hậu, một trong hai nhánh của dòng Mê Kông - con sông có nhiều tôm cá đứng hàng thứ hai trên thế giới. Cá để làm mắm có thể nói là có quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa nước lũ hàng năm. Bắt đầu từ tháng 7, tháng 8 cho đến cuối mùa lũ, khoảng tháng 10, tháng 11, là thời điểm lý tưởng cho người dân Châu Đốc đánh bắt cá. Các loại cá thường được chọn làm mắm là: cá lóc, cá trèn, cá sặc, cá chốt, cá linh... Cá làm mắm phải là loại có thịt dai mới đạt chuẩn của mắm ngon.
Chợ Châu Đốc có khoảng 50% diện tích dành cho các sạp hàng bán mắm, với các nhãn hiệu nổi tiếng như: bà giáo Khỏe, cô Tư Ấu, Phước Lộc, Út Cảnh v.v...Ở đây có đủ các loại mắm thật hấp dẫn, đặc biệt có một loại mắm rất độc đáo, gọi là mắm ruột. Loại mắm này làm từ ruột cá lóc, rất đắt tiền. Một loại mắm khác cũng rất được ưa chuộng là mắm thái. Loại mắm này được làm từ thịt mắm cá lóc thái nhỏ, trộn với đu đủ, kết hợp với các bí quyết nghề nghiệp khác. Hiện nay, thương hiệu "mắm Châu Đốc" đã được hoàn tất thủ tục để đăng ký bảo hộ. Đây là một bước đi đột phá có tính chuyên nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng cũng như uy tín của sản phẩm mắm Châu Đốc.

Mắm Châu Đốc có thể dùng tươi sống, không cần phải chế biến thêm. Nhưng nếu muốn, người ta cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Mắm cá sặc, cá linh có thể dùng chế biến món lẩu mắm, mắm kho, ăn kèm với các loại rau đồng như bông súng, điên điển, cù nèo, v.v... Mắm cá lóc chưng với thịt ba rọi băm nhuyễn cùng với củ hành đỏ, hành tây và trứng, ăn cùng với các loại rau quả như: dưa leo, cà chua, chuối sống, khế chua.....Mắm thái thì có thể ăn kèm với bún, hay cuốn bánh tráng cùng với thịt ba rọi luộc và rau sống mà không phải chế biến gì cả.

Lịch sử

Lãnh thổ Châu Đốc nguyên là đất thuộc nước Chân Lạp, gọi là Tầm Phong Long (Kompong Long). Năm 1757, vua Chân Lạp nhường cho chúa Nguyễn, chúa Nguyễn giao cho Nguyễn Cư Trinh vào và thành lập đạo Châu Đốc cùng với đạo Tân Châu và đạo Đông Khẩu (Sa Đéc). Sau khi Gia Long lên ngôi, năm 1805, vua đặt lại địa giới hành chính, Châu Đốc thuộc huyện Tây Xuyên, trấn Hà Tiên, và gọi là Châu Đốc Tân Cương. Năm 1808, Châu Đốc thuộc huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh, thuộc thành Gia Định. Năm 1815, triều Nguyễn cho xây thành Châu Đốc. Đến 1825, Châu Đốc tách riêng thành Châu Đốc trấn. Năm 1832, Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, phủ Gia Định chia thành Nam Kỳ lục tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên và An Giang. Trấn Châu Đốc đổi thành tỉnh An Giang, tỉnh lỵ đặt tại thành Châu Đốc. Địa bàn Châu Đốc ngày nay là đất của các thôn: Châu Phú, Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế Sơn thuộc tổng Châu Phú, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang năm 1832. Năm 1834, vua Minh Mạng cho triệt phá thành Châu Đốc cũ (1815) xây dựng thành Châu Đốc mới theo hình bát quái.

Ngày 22-06-1867, Pháp đem quân đánh chiếm Châu Đốc. Năm 1868, sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Tây, Pháp chia Nam Kỳ thành 24 hạt tham biện. Trong đó, hạt Châu Đốc trông coi hạt Đông Xuyên (Long Xuyên) và Sa Đéc. Ngày 30-12-1899, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định: đổi hạt tham biện thành tỉnh; chia An Giang thành 2 tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên. Tỉnh Châu Đốc gồm 12 tổng: Thành Tín, Thành Lâm, Thành Ý, Thanh Ngãi, Thanh Lễ, Quý Đức, Châu Phú, An Lương, An Phú, An Phước, An Thành, An Lạc. Tỉnh lỵ là Châu Đốc.

Đến cuối năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm sát nhập Châu Đốc với Long Xuyên thành tỉnh An Giang, địa bàn Châu Đốc nằm trên xã Châu Phú thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Phú, tỉnh An Giang. Năm 1964, sau khi Chính quyền Sài Gòn tách tỉnh, Châu Đốc thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc cho đến ngày giải phóng 30-04-1975.

Trong Cách mạng tháng 8, lực lượng Cách mạng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 24-08-1945. Đến 20-01-1946, Pháp chiếm lại Châu Đốc. Theo sự phân chia của chính quyền Cách mạng, 06-03-1948, Châu Đốc thuộc huyện Châu Phú A của tỉnh Long Châu Hậu. Đến cuối năm 1950, huyện Châu Phú A thuộc tỉnh Long Châu Hà. Từ năm 1957, Châu Đốc thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đến giữa năm 1966, thành lập thị xã ủy Châu Đốc; mùa nước nổi năm 1967, thực hiện chỉ đạo của khu ủy khu 8 và tỉnh ủy An Giang trong hội nghị mở rộng tại núi Tô, Châu Đốc được chọn làm mặt trận chính của tỉnh trong chiến dịch Xuân 68. Năm 1971, huyện Châu Phú vẫn thuộc tỉnh An Giang sau khi tách tỉnh Châu Hà. Tháng 05-1974, huyện Châu Phú thuộc tỉnh Long Châu Hà theo Hội nghị thường trực Trung ương Cục cho đến ngày giải phóng.

Tháng 02-1976, thị xã Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, gồm 2 xã: Châu Phú A và Châu Phú B. Ngày 27-01-1977, nhận thêm xã Vĩnh Ngươn của huyện Châu Phú theo Quyết định số 199/TC.UB của UBND tỉnh An Giang. Ngày 25-04-1979, chuyển 2 xã Châu Phú A, Châu Phú B thành phường Châu Phú A, Châu Phú B và thành lập xã Vĩnh Mỹ theo Quyết định 181/CP của Chính phủ. Ngày 23-08-1979, nhận thêm xã Vĩnh Tế của huyện Châu Phú theo Quyết định 300/CPcủa Chính phủ. Ngày 22-03-2002, tách một phần xã Vĩnh Tế để thành lập phường Núi Sam. Ngày 01-09-2007, thị xã Châu Đốc tổ chức lễ công nhận đô thị loại 3.


Xe lôi Châu Đốc


Xe lôi và một phương tiện vận tải hành khách thường thấy ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX. Bước sang thế kỷ XXI, khi xe máy thịnh hành, những chiếc xe lôi chở khách đã vắng bóng trên đường phố các tỉnh miền Tây, trừ thị xã Châu Đốc. Xe lôi Châu Đốc có hai loại, xe lôi máy và xe lôi đạp, tập trung nhiều quanh khu vực bến xe Châu Đốc, sẵn sàng chở khách đi khắp phố phường thị xã.

Lộ trình quen thuộc của cánh xe lôi là là khu vực bến xe, chợ Châu Đốc và khu du lịch núi Sam. Hành khách chủ yếu là khách du lịch phương xa, muốn ngồi xe, thong thả đi ngắm cảnh phố phường. Những năm gần đây, do phải chia sẻ "thị phần" với xe ôm, nên số lượng xe lôi ở Châu Đốc cũng giảm dần, hiện nay còn khoảng vài trăm chiếc.

Dù nắng hay mưa, dù ngày hay đêm, đường phố Châu Đốc không lúc nào vắng bóng những chiếc xe lôi ngược xuôi chở khách. Vào mùa vía Bà (tháng 4 âm lịch) và các ngày rằm lớn, hàng chục nghìn du khách hành hương đổ về Châu Đốc, cũng là mùa làm ăn của cánh xe lôi. Dù đắt khách, nhưng họ vẫn không tăng giá, mà cố gắng đạp nhanh, để kiếm thêm được nhiều cuốc, cày thêm nhiều giờ để kiếm thêm tiền. Đó là nét đẹp văn hoá của xe lôi xứ này.

Năm 2008, nhà nước có chủ trương cấm xe lôi và các loại xe thô sơ tự chế để hạn chế tai nạn giao thông, tái lập mỹ quan, trật tự đô thị. Chủ trương đã ban hành, nhưng tạm hoãn áp dụng vì còn có nhiều ý kiến khác nhau. Không biết rồi đây, số phận những chiếc xe lôi Châu Đốc và những người lao động nghèo này sẽ về đâu?
Nguồn : vietgle

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010

Vietnamese women, children getting fatter but lacking vitamins, minerals



Two overweight children at a nursery school in Ho Chi Minh City’s Go Vap District.

The latest report by the Ministry of Health, UNICEF and the General Statistics Office has found higher rates of obesity among children and women.

The number of overweight and obese children under five has increased more than six-fold from between 2000 and 2009, said the report, based on a national study in 2009 on mothers and their children’s nutrition. Rates have risen from 0.86 to 5.7 percent in rural areas and from 0.5 to 4.2 percent in cities.

Figures recorded in 2009 showed that, since 2000, the amount of overweight mothers has increased from 3 percent to 5.8 percent among those with children below five and from 4.6 percent to 7.9 percent for women aged between 15 and 49 years old.

Fast food, a lack of time and space for exercise, a lack of direct care from parents and parents’ failure to feed their children nutritious food, were blamed for the present situation.

According to the study, obesity occurred later in rural areas but the number of obese children has surged faster than that in cities.

The report explained that children in rural areas watch too much television and that their parents are ignorant to nutrition and diet, thinking that children should eat as much as possible.

Meanwhile, during the same period, malnutrition among children has dropped from 36.7 percent to 18.9 percent, and from 26.7 percent to 19.4 percent among mothers of children under five.

However, 30 percent of children are still short for their age, the study found. It also pointed out that children were not getting enough vitamins and minerals.

Le Thi Hop, head of the National Institute of Nutrition, was quoted by local news website VTCNews on June 1 as saying that children under five were only getting 49 percent of the recommended daily allowance of vitamin A.

The World Health Organization lists Vietnam among the top 19 countries with the highest rate of vitamin A deficiency – more than 10 percent in children under five. A lack of vitamin A increases risks of contagious diseases, death and slow growth in children.

Furthermore, according to the study, children gain only 76 percent of the recommended daily allowance of iron, leading to anemia among 29.2 percent of children under five.

MOTHERS TO PICK UP CHILD REARING SKILLS UNDER NEW PLAN

About five million Vietnamese mothers nationwide will be trained in raising and educating their children under a five-year plan to improve children’s health and protect them from social evils and crimes.

Mothers with children 16 years and below will learn about ways to avoid undernourishment, diseases and child mortality. They will also help prevent children from committing crimes and other violations of the law, according to the plan approved recently by Prime Minister Nguyen Tan Dung.

The first stage of the plan will be implemented through 2012 in 14 provinces [two communes in each province], and the second stage will be applied in all 63 cities and provinces. Funding for the plan, which is yet to be earmarked, will be taken from the government budget.

All women with children 16 years and below as well as their children are the direct targets, while fathers and other family members are indirect targets of the plan which aims to improve children’s rights and promote “happy, progressive, equal and prosperous families.”

By 2015, it is expected that three million of the five million mothers trained under the plan will be able to apply them properly. At least 1.5 million teenagers will hopefully attain knowledge of reproductive health and other skills to overcome difficulties in daily life.


Source: Thanh Nien

HEALTH

Tea beats disease

People pick green tea leaves in Xuan Truong Commune, some 20 kilometers from Da Lat in the Central Highland province of Lam Dong

Trà Xanh (Green tea) is more than just a refreshing drink in the heat; it can also be beefed up with various ingredients to remedy common illnesses and afflictions.
Here are some of the best:

1. Tea and vinegar ( Trà giấm )

Rinse 5g of green tea leaves in water and put them in a glass. Pour hot water over the leaves, add 1ml of vinegar, cover the glass and let stand for five minutes. Drink it after meals to treat diarrhea, reduce blood clots, regulate the stomach and relieve toothaches and other pains.

2. Trà đường (tea and red sugar)
Rinse 2g of green tea leaves, put in a glass with 10g of red sugar, pour in hot water and put a lid on it for five minutes. Drink the concoction after meals to quell indigestion, ease constipation, improve blood circulation and fix irregular menstruation.

3. Trà muối (tea and salt)
Rinse 3g of green tea leaves and put in a glass along with 1g of salt. Pour in hot water and let stand for seven minutes. Drink the remedy after meals for a light cough, infected wound, sore throat, stump inflammation, red eyes, cooling the body, and maintaining good eyesight. People with high blood pressure or slight perspiration problems should be cautious and not drink too much of this one.


4. Trà mật ong (tea and honey)
Rinse 3g of green tea leaves and put in a glass with 5ml of honey.
Pour in hot water and cover with a lid for five minutes. Drink the beverage after meals to cool an overheated body, tone up the blood and kidneys, soothe sore lungs, regulate the stomach, treat gingivitis and stump inflammation, and as a tonic after a nervous breakdown.


5. Trà sữa (tea and milk)
Rinse 5g of green tea leaves, put in a glass, pour in hot water, cover with a lid, and let stand for five minutes. Add 2g of fresh milk and a little white sugar before drinking. Good for chronic indigestion, servicing the spleen and stomach, keeping eyesight keen, and coping with a weak constitution.


6. Trà hoa cúc (tea and white daisy)
Rinse 2g of green tea leaves and 2g of white daisy, put in a glass, pour in hot water and cover for five minutes. Drink when cool for toning the liver, maintaining good eyesight, cooling and detoxifying the body, keeping the symptoms of aging at bay, relieving a headache, and treating high blood pressure, coughing and sore throat.


7. Trà táo đỏ (tea and red jujube)
Rinse 5g of green tea leaves and 10 red jujubes. Put the lot in a glass, pour in hot water, cover the top, and let stand for seven minutes. Serve it hot after meals for toning the spleen, treating incontinence at night, and improving the appetite.


8. Trà vỏ quýt (tea and mandarin skin)
Rinse 5g of green tea leaves and put in a glass together with 6g of dried mandarin skin. Pour in hot water, cover the glass, and leave for 20 minutes. Good for soothing sore lungs, releasing sputum, and treating a cough or sore throat.


9. Trà tỏi (garlic and tea)
Crush a whole bulb of garlic, rinse 60g of green tea leaves and put them together in a glass. Pour in hot water and cover for ten minutes. Drink the concoction throughout the day for seven consecutive days to cleanse, cool and detoxify the internal body, treat a cough and ease a sore throat.


Source: Tien Phong Online

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2010

Đặc sản Châu Đốc An Giang


Những ngày ở xứ người, xa vùng quê Châu Đốc, những mùa nước nổi luôn làm tôi nhớ nhà da diết.

Làm sao tôi quay về những ngày tháng bên Mẹ..tôi nhớ !